Không giống với Video Card hay card màn hình phổ biến, Sound Card dường như là một khái niệm hoàn toàn khác. Vậy, Sound Card là gì? Nó dùng để làm gì? Và những lưu ý nào khi chọn Sound Card? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Tiến Cường Audio để tìm hiểu nhé!
1. Sound Card là gì?
Sound card (card âm thanh) là một thiết bị dùng để biến đổi tín hiệu số thành dải âm mà con người có thể nghe được. Hiểu đơn giản, thiết bị cho phép truyền âm thanh từ microphone vào máy tính.
Khác với video card – thành phần bắt buộc phải có trong máy tính để hiển thị hình ảnh, sound card có thể có hoặc không bởi vì nhiều loại máy tính hiện đại hiện nay, nhà sản xuất tích hợp những công nghệ tương tự để thực hiện chức năng của sound card. Vì vậy, trong những trường hợp này, sound card có thể không cần thiết. Sound Card thường chỉ xuất hiện trong những chiếc máy giới nhạc sỹ hay production sử dụng để sáng tác, tạo nhạc.
Xem thêm:
2. Chức năng của Sound Card
Sound card cho phép truyền âm thanh từ microphone đi vào máy tính (thường được kết nối qua cổng USB hoặc cổng Firewire,..) Có thể hiểu chúng là bo mạch xử lý âm thanh tồn tại ở dạng nhúng (integrated) trên mainboard hoặc dạng cắm rời thông qua các sound card rời.
Thông thường Sound Card sẽ gồm có 3 thành phần đó là ADC, DSP và DAC.
- Analog to Digital Converter (ADC): Làm nhiệm vụ chuyển đổi hiệu ứng âm thanh analog sang tín hiệu kỹ thuật số.
- Digital Sound Processor (DSP): Làm nhiệm vụ xử lý tín hiệu kỹ thuật số.
- Digital to Analog Converter (DAC): Làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu kỹ thuật số của âm thanh sang tín hiệu analog.
3. Các loại sound card hiện nay
3.1. Sound card onboard
Sound card onboard là loại sound card được tích hợp sẵn trong mainboard của máy tính. Thông thường, loại sound card này sẽ có chất lượng âm thanh không cao và không có khả năng giải mã một số định dạng cao cấp như MQA, DSD.
Hơn nữa, các loại card âm thanh tích hợp này thường có độ nhiễu cao vì chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các linh kiện khác trong mainboard. Do đó, những người chơi nhạc chuyên nghiệp thường không dùng loại sound card này.
3.2. Sound card rời
Sound card rời là loại sound card được tách rời khỏi máy tính giống như các thiết bị chuột hay bàn phím. Những thiết bị sound card rời cao cấp dĩ nhiên sẽ cho âm thanh tốt so với Sound card onboard có sẵn.
Bên cạnh đó, loại sound card này cũng có thể giải mã những định dạng âm thanh cao cấp và có thể kết nối với máy tính thông qua cổng USB, Thunderbolt, Ethernet, Wifi hay Bluetooth.
4. Cách lựa chọn sound card theo nhu cầu sử dụng
4.1. Sound card thông thường
Đây là loại sound card phổ thông, thường dùng cho những người chỉ có nhu cầu giải trí đơn giản như nghe nhạc, xem phim cơ bản. Không yêu cầu quá cao chất lượng của âm thanh. Do đó, chỉ cần các loại sound card có thể hỗ trợ hai kênh, kết hợp với loa để phát âm thanh là được.
Tuy nhiên, nếu bạn là “dân chơi” nhạc, muốn nghe những loại âm thanh chất lượng nhất hay nghe các dòng nhạc yêu cầu âm thanh cao như rock, dance hay hiphop thì có thể đầu tư những chiếc sound card có công suất làm việc lớn để hỗ trợ phát ra những bản nhạc sống động hơn.
4.2. Sound card thu âm
Ngoài việc dùng để truyền âm từ microphone vào máy tính, sound card còn được sử dụng trong các phòng thu âm chuyên nghiệp. Đối với những người có nhu cầu thu âm với chất giọng truyền cảm, giảm nhiễu âm hay tiếng ồn như: đọc truyện, thu âm bài hát, thu âm lời giảng… thì loại card này là một sự lựa chọn thích hợp.
Mặc dù có giá khá “chát” nhưng nó lại có chất lượng tuyệt vời bởi đầu ra âm thanh chất lượng cao, không nhiễu và đặc biệt là có các nút vặn để điều chỉnh âm thanh.
Ngoài ra, nó còn có khả năng căn chỉnh âm thanh, thêm hiệu ứng cho âm thanh đầu ra cũng như hoàn thiện âm thanh hơn nhiều so với các sound card phổ thông khác.
4.3. Sound card livestream
Cũng gần giống với loại sound card thu âm nhưng loại sound card này cho chất lượng âm thanh thấp hơn một chút. Nó thường được dùng bởi các streamer hay youtuber để hát karaoke và livestream game trực tuyến, giúp tạo ra những âm thanh thật hơn cho người nghe và khán giả của mình.
5. Lưu ý khi chọn sound card
Ngoài lựa chọn sound card theo mục đích sử dụng, bạn cũng cần lưu ý tới khả năng mà bạn có thể bỏ ra cho một chiếc sound card chất lượng. Một số hãng bán sound card nổi tiếng chất lượng tốt trên thị trường mà bạn nên tham khảo như Onkyo, Creative, ASUS Xonar, EMU, ESI-Pro,…
Thêm vào đó, bạn cũng nên tham khảo thông tin về các địa chỉ bán sound card uy tín, tránh mua phải hàng kém chất lượng hay những đơn vị lừa đảo, không có chính sách hỗ trợ đổi trả hay bảo hành.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sound card là gì cũng như những lưu ý khi mua sound card để tránh “tiền mất tật mang”. Hy vọng sau những chia sẻ ở trên, bạn có thể hiểu hơn về sound card cũng như cách lựa chọn sound card theo mục đích sử dụng nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.